Cách chăm sóc trẻ độ tuổi “mầm và chồi” ở Hà Lan

Đã rất nhiều lần tôi đọc, và biết được rất nhiều câu chuyện về việc bạo hành và tai nạn của trẻ em tại Việt Nam.

Tôi thì không rành lắm về cách quản lý và giáo dục của các nước khác, nhưng tôi hiểu sự khác biệ giữa cách chăm sóc trẻ của Hà Lan và Việt Nam.

Hôm nay, tôi chia sẻ một vài điểm khác nhau của hai nước để mọi người thăm khảo. Nếu hay thì giữ lại, nếu chưa hay thì bổ sung thêm nhé.

Thứ nhất , Trước khi quyết định đem con đi gởi, hai bên phải thống nhất quy trình đưa đón. Cha
mẹ của trẻ sẽ quan sát và tìm hiểu kỹ nơi gởi trẻ: nhà giữ trẻ có những đồ chơi gì, có chó mèo hay có hút thuốc không. …

Thứ hai, khi mình đem con mình còn trong độ tuổi nằm nôi đi gởi, mình mang sữa theo. Nếu hôm đó con mình không chịu bú thì người giữ không ép. Nếu trẻ quấy hay bệnh thì họ sẽ gọi cha mẹ mang về.

Khi con đến tuổi đi nhà trẻ, bắt đầu từ 4 tuổi, thì trẻ phải biết tự đi vệ sinh và tự lau chùi. Cô giáo không làm việc này. Nếu trẻ tiểu hay làm ướt quần áo. Cô giáo sẽ giúp trẻ lau khô và thay đồ mới, nhưng đừng có hi vọng họ sẽ sả đồ giúp. Cô cho đồ vào túi, rồi chiều trả về cho cha mẹ.

Một lớp có khoảng 20 đến 25 trẻ và. ..1 cô giáo thôi, nhưng bọn trẻ nghe lời tuyệt đối dù cô không hề nói lớn tiếng.

Đứa nào ồn ào sẽ cho đứng ở một góc, nhìn các bạn khác chơi. Sau đó cô sẽ lại phân tích cái sai của em ấy. Khi em đã hiểu rõ vấn đề thì được tham gia chơi tiếp.

Trẻ 4 tuổi được học chung với trẻ 5 tuổi. Họ làm vậy để đứa nhỏ học từ đứa lớn và đứa lớn chỉ dẫn đứa nhỏ.

Bọn trẻ chỉ chơi thôi. Nhưng cô giáo quan sát rất kỹ. Mỗi ngày tụi nhóc vẽ tranh, chơi thể thao và cả hát. Tầm 5 tuổi hơn, sắp vào lớp 1. Cô sẽ phân tích tính cách và sự phát triển của trẻ quá những bức vẽ.
Gần 6 tuổi, các bé sẽ được đi khám tổng quát xem em có đủ lớn để vào lớp 1 không. Họ khám tổng quát khả năng đọc, toán, sức khoẻ và kỹ năng nữa. (a..toán này là trẻ tự học từ ba mẹ hoặc anh chị. Trẻ thích học thì hỏi. Không thì thôi. Nhưng đến đúng độ tuổi thì các em sẽ tò mò và học).

Một hoặc hai ngày trong tuần, trẻ được phép mang bạn về nhà chơi hoặc tới nhà bạn chơi. Khi tới nhà ai chơi, bé phải theo khuôn phép ở đó. Bé sẽ từ chối nếu bé không thích chơi với bạn nào đó vì : đó là người con chơi chung, chứ không phải ba mẹ chơi chung.

Trừ khi trẻ con làm những chuyện thật sự sai thì cha mẹ mới có ý kiến và phạt. Nếu ý bé đúng thì phải tuyệt đối tôn trọng.

Trẻ em độ tuổi này thì đi học chỉ được mang bánh mì theo. Gia đình tôi thì không thích lắm, vì bọn trẻ nhà tôi không hảo bánh mì. Nhưng với tính chất gọn, nhẹ, dễ mua và không mất thời gian thì bánh mì là sự lựa chọn hoàn hảo nhất.

Lần tới tôi sẽ viết thêm về sự kết hợp, thấu hiểu và trách nhiệm giữa cha mẹ và nhà trường để trẻ có sự quan tâm tốt nhất.

Mùa xuân lạnh

Quá lâu rồi không thấy màu vàng rực rỡ của hoa mai,  tôi vẫn cứ ngỡ rằng tôi đã quên những ngày tháng cũ.

Ngày 21 tháng ba hàng năm là ngày chính thức đón xuân về bên 12729342_10153211672791627_7002831560339660883_nnày.  Những đóa hoa tuyết trắng muốt, vừa tinh khiết,  vừa lạnh như băng bắt đầu hé nở. Sau đó, lần lượt các loại hoa bắt đầu nghiêng mình khoe sắc.  Tôi bắt đầu có thêm chút năng  lượng hơn.

Làm vườn và trồng một vài giống rau củ nhiệt  đới là công việc tôi trông đợi khi xuân sang. Tuy  đã sang xuân, nhưng cái lạnh vẫn lang thang rong chơi chưa chịu trở về với mẹ mùa đông.  Cái se lạnh, cộng một chút hanh nắng làm tôi nhớ
Việt Nam quay quắt,  mặc dù năm năm trước khi tôi về nơi đó thì ” cảnh đã hết cũ và người cũng không còn xưa “.20150505_152857

Trước đây có một người từng nói với tôi là người ở laị sẽ không nhớ nhiều như người ra đi.  Tôi không tin.  Tôi từng nghĩ, người chờ đợi sẽ cô đơn hơn chứ! Nhưng người ấy đúng. Tôi nhớ rất nhiều. Nhớ day dứt những kỷ niệm củ.  Tôi đã trở về với những nồng nàn.

Nhưng… đối diện với sự thay đổi quá xa lạ, tôi thấy mình chơi vơi. Chẳng trách. Thời gian mà.  Tôi thay , người ta thay đổi và cảnh cũ cũng phai tàn.   Đã hiểu vì sau nhiều người ít trở về chốn xưa, có lẽ họ muốn những kỷ ức đẹp sẽ mãi vĩnh cữu đẹp trong nỗi nhớ.

Tôi phải ra khép cánh cửa mà con mình vừa quên đóng lại.  Gió lạnh về. Xuân đến chưa nhỉ!